Burnout là như thế nào? Bạn có bị burnout không? Người ta bảo đó là trầm cảm, vì người trầm cảm luôn suy nghĩ độc hại và hay mệt mỏi. Bạn thấy mình cũng như vậy? Đừng vội đưa ra kết luận nhé vì có thể thay vì trầm cảm thì bạn chỉ đang bị burnout mà thôi.
Vậy thì Burn out là gì và tại sao bạn lại mắc phải nó?
Burnour - Hội chứng cháy sạch
Một ngày như mọi ngày, bạn bắt đầu làm công việc mình gắn bó trong hơn năm trời. Nhưng lần này, cảm giác nó lại hoàn toàn khác với thời gian đầu bạn vừa vào làm. Bạn thấy chán, hay thậm chí là cảm thấy không muốn làm nữa. Bạn ủ rũ, bên trong luôn có một sự u uất khiến bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi làm việc, và bạn cũng ngủ nhiều hơn nữa.
Người ta bảo đó là trầm cảm, vì người trầm cảm luôn suy nghĩ độc hại và hay mệt mỏi. Bạn thấy mình cũng như vậy? Đừng vội đưa ra kết luận nhé vì có thể thay vì trầm cảm thì bạn chỉ đang bị burnout mà thôi.
Vậy thì Burn out là gì và tại sao bạn lại mắc phải nó? Xin chào các không ai cả và chào mừng đã trở lại kênh không người xem. Tôi là Samurice và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hội chứng mệt mỏi có tên là Burn Out.

BURNOUT – Cháy Sạch

Nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức Herbert Freudenberger là người đã phát hiện và nghiên cứu hội chứng này.
Chuyện là khi ông nhìn thấy rất nhiều người làm việc công sở bắt đầu không muốn đi làm vào ngày thứ 2, rằng họ cảm thấy buồn ngủ và cáu kỉnh khi phải làm việc. Có người thì cảm thấy vừa ngồi vào bàn làm việc đã nhức đầu.
Và dĩ nhiên, lúc này, cấp trên của họ sẽ bắt đầu trách móc như kiểu sản phẩm làm ra không đạt chất lượng, khả năng làm việc kém. Nhưng, cứ đổ lỗi qua lại thì chẳng được tích sự gì.
Duy chỉ có Herbert, ông thấy rằng nếu việc này không sớm được giải quyết thì chắc các công ty sẽ phá sản vì nhân viên chả còn muốn làm việc.
Và rồi ông cũng đã phát hiện ra nguyên nhân gây ra hội chứng này, là do các nhân viên đang bắt đầu cảm thấy kiệt sức trong công việc. Tuy nhiên, nếu như vậy thì nó khá là mơ hồ và chung chung, mà vậy thì làm sao là bắt bệnh rồi cho thuốc được. Chính vì vậy, Herbert đã tiếp tục công cuộc nghiên cứu các bệnh nhân đến tìm ông liên quan đến việc này.
Năm 1974 Herbert đã công bố chính thức nguyên nhân thực sự của Burnout.
Cụ thể khi một cô nhân viên nọ muốn thăng tiến thật nhanh, cô sẽ lao vào làm việc ngày đêm, thậm chí làm hì hục đến cuối tuần, đến nỗi quên tập thể dục, quên ăn quên ngủ. Tuy nhiên, sau một tháng thì cô lại thấy mình mãi không lên cấp, không hiểu rõ nguyên nhân, nhưng lúc này cô vẫn sẽ nghĩ “Thôi thì ráng thêm chút nữa!”,  và vì tham vọng quá lớn, cô từ chối hết tất cả lời mời gặp gỡ để có thể ở nhà làm việc. Cảm giác ngồi vào bàn làm việc giúp cô an tâm và nghĩ là mình đang phấn đấu. Nhưng nếu mệt mỏi không được giải tỏa, thì các cảm xúc tiêu cực sẽ dâng lên trong lòng, khiến cô bắt đầu tự trách mình thay vì tìm nơi chia sẻ như trước. Sự việc cứ thế kéo dài tầm vài tháng thì cô gục ngã trong công việc và suy nghĩ tiêu cực.
Dĩ nhiên, mức độ Burnout tùy thuộc vào tinh thần và khả năng chịu đựng của mỗi người. Có người sẽ gục ngã sau vài ba tháng áp lực, có người sẽ duy trì hơn. Nhưng chung quy, khả năng Burnout là hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta không biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Một điều may mắn là vì Burnout không phải là bệnh, thay vào đó thì theo tổ chức Y tế thế giới WHO, nó chỉ là một “hội chứng kiệt sức”. Điều đó có nghĩa là người mắc phải hoàn toàn có thể tự vượt qua và sống lành mạnh. Tuy nhiên, người bị Burnout hoàn toàn có thể tái phát nếu bản thân không biết cách điều chỉnh hành vi và công việc của mình sao cho cân bằng hơn.
Vậy, làm thế nào để không bị Burnout?

Cách hạn chế khả năng Burnout

Theo Herbert và các nhà tâm lý học, Burnout chính là trạng thái mệt mỏi về tinh thần hoặc cảm xúc. Nó đến từ việc chúng ta bị căng thẳng liên tục mà không biết cách giải tỏa và kiểm soát chúng.
Mỗi khi chúng ta đang cảm thấy áp lực, những suy nghĩ so sánh mình với người khác xuất hiện; đó chính là trạng thái phủ nhận kết quả mình tạo ra, khiến họ tiêu cực và bị Burnout. Sau đó, một vài người sẽ bắt đầu tự đánh giá bản thân kém cỏi, khiến suy nghĩ bản thân tiêu cực và làm giảm năng lượng hoạt động.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, chúng ta khó lòng mà không bị Burnout, vì bất cứ ai cũng muốn trở thành phiên bản “xịn hơn” của chính mình. Và tất nhiên, chẳng ai đi làm mà không chịu áp lực cả.
Chính vì đã không dừng được sự tồn tại của Burnout, cách duy nhất chống lại được Burnout là hạn chế, hoặc xây dựng khả năng phục hồi nhanh chóng bằng “Hormone Hạnh Phúc”
Cảm giác hạnh phúc hay “Hormone Hạnh Phúc” được tạo nên từ các Hormone như Endorphin, Serotonin, Dopamine và Oxytocin. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể một lúc có được cả 4 đâu. Chính vì vậy mà người ta, cụ thể là các nhà nghiên cứu tâm lý đã đưa ra một vài sự lựa chọn giúp bạn tăng các Hormone này để không phải thường xuyên bị kiệt sức.
Endorphin:chính là cảm giác hưng phấn và vui sướng sau khi tham gia vào các hoạt động, hiểu cách khác, thì đó chính là phần thưởng mà bạn đã làm, chẳng hạn như bạn tập thể thao, ăn uống hoặc quan hệ tình dục.
Serotonin: chính là chất giúp bạn ổn định cảm xúc và chống căng thẳng. Mỗi sáng, bạn có thể chạy bộ để đón ánh Mặt Trời là cách dễ nhất làm tăng Serotonin, hoặc làm một việc có ích cũng sẽ giúp bạn tăng lượng Serotonin trong người mình.
Dopamine: nếu Burnout khiến bạn kiệt sức trong công việc, thì Dopamine sẽ lấy lại sự tập trung và động lực cho bạn. Thay vì ngồi vào bàn, vùi đầu vào công việc, bạn sẽ liệt kê ra từng đầu việc hôm nay cần được hoàn thành, đó có thể là việc bạn biết Sếp muốn hoàn thành trước, hoặc nó cho bạn tiền ngay lập tức. Mục tiêu càng rõ thì khí thế làm việc sẽ càng tốt thôi!
Oxytocin: đây còn được gọi là “Hormone tình yêu”, được tiết ra khi quan hệ tình dục. Vậy thì Hormone này chỉ dành cho mấy đứa yêu nhau thôi phải không? Câu trả lời là không, vì có nhiều cách thể hiện tình yêu mà. Bạn hoàn toàn có thể về nhà ôm con mèo nhà bạn, hoặc bạn có thể nói lời yêu thương với mẹ.
Từ 4 lưu ý trên chúng ta đúc kết được điều gì, các thể loại Hormone này chúng ta đều có cả. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình làm việc quá áp lực đi, hay tham vọng của mình quá cao đi thì xin lưu ý rằng một trong số chúng, hoặc cả 4 đang giảm. Hãy cố gắng tăng cường các hormones này, xin hứa là không có hại chỉ có lợi thôi nhé.
Và như tôi đề cập ở trên, rất nhiều người nghĩ mình trầm cảm thay vì Burnout. Rồi sau đó ôm thuốc về “Tiền mất tật mang” vì chẩn đoán sai bệnh.
Vậy, Trầm cảm khác Burnout ở chỗ nào?

Burnout chứ không phải trầm cảm

Trong quá trình nghiên cứu, nhà tâm lý học Herbert Freudenberger cũng thừa nhận rằng Burnout cũng có các biểu hiện trông như bị trầm cảm, nhưng WHO cũng công nhận rằng Burnout không nguy hiểm như bệnh trầm cảm.
Theo đó, Ngày 29/05/2019, Forbes đã cho đăng bài kiểm tra 10 câu hỏi của Trung tâm nghiên cứu y khoa Mayo Clinic để kiểm tra bạn có nằm trong hội chứng Burnout hay không. Các câu hỏi lần lượt được đưa ra như sau:
1. Bạn có là người thường hoài nghi hay xét nét khi làm việc?
2. Bạn có thấy “lười” đến công ty, hoặc đến nơi thì cũng loay loay hoay mãi mới bắt đầu làm việc được?
3. Bạn cảm thấy mình hay cáu kỉnh hoặc thiếu kiên nhẫn với đồng nghiệp hay khách hàng?
4. Bạn có dễ bị cạn năng lượng, khiến công việc không đạt hiệu suất như yêu cầu?
5. Bạn có thường bị lơ đãng khi làm việc?
6. Đạt thành tích đạt được trong công việc nhưng cũng không vui, bạn có như vậy không?
7. Bạn có cảm thấy vỡ mộng vì công việc đang làm?
8. Bạn đang lạm dụng thực phẩm, thuốc hoặc rượu để cải thiện tâm trạng?
9. Thói quen ngủ của bạn có nhiều thay đổi?
10. Bạn có hay gặp rắc rối với những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân (các vấn đề về dạ dày hoặc ruột, hay các vấn đề thể chất khác)?

Chia sẻ

Burnout sẽ khiến bản thân mình mệt mỏi, vừa ảnh hưởng đến công việc, biến ta trở thành người thiếu chuyên nghiệp, lại vừa ảnh hưởng đến các mối quan hệ khi bản thân liên tục cáu gắt. Vậy thì hãy nhớ 4 Hormone quan trọng và cách để làm tăng chúng nhé!
Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang lo lắng cho bản thân thì nên tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia tâm lý. Để họ có được kết quả chẩn đoán phù hợp nhất cho bạn. Video này là để cung cấp kiến thức cho bạn, giúp bạn hiểu rõ về mình trước khi gặp chuyên gia tâm lý mà chia sẻ.

Lời kết

Và vừa rồi là câu chuyện về hội chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua trong công việc, nhất là khi chúng ta kỳ và kỳ vọng ở bản thân rồi lại không đạt được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *